Hướng đi mới cho các bạn theo nghề làm bánh

Nhu cầu cần tuyển thợ làm bánh giỏi, có trình độ, trẻ, có nhiệt huyết và đam mê ra nước ngoài làm việc đang cao hơn bao giờ hết

Một khóa học làm bánh cơ bản gồm những gì

khóa học làm bánh cơ bản, ở đây bạn sẽ hiểu tổng quát về nghề làm bánh và biết được những kiến thức căn bản nhất

Chuyên gia làm bánh là gì, công việc và mức lương

hãy cùng Jobcakes Sài Gòn tìm hiểu đến một chuyên gia làm bánh (Executive Pastry Chef)

Phụ bếp bánh là gì, mức lương ra sao

Hiện này nhiều bạn mới học làm bánh có quan tâm đến những công việc sau khi ra trường, và công việc đầu tiên cần quan tâm đó là phụ bếp bánh

Thợ làm bánh là gì?

Thợ làm bánh là gì?, câu hỏi được khá nhiều người tìm hiểu khi bắt tìm hiểu về những công việc của nghề bánh,cùng Jobcake Sài gòn tìm hiểu vấn đề này

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2019

Bánh Mousse là gì? Cách làm bánh Mousse Chocolate thơm ngon

Được biết đến là món bánh siêu ngon đến từ nước Pháp, bánh mousse thơm ngon, tinh tế đã chinh phục vị giác rất nhiều người trên thế giới bởi hương vị đặc biệt, mát lạnh. Cùng tìm hiểu bánh mousse là gì và xem hướng dẫn cách làm bánh mousse chocolate thơm ngon, béo ngậy trong bài viết này nhé! 

Là một trong những món bánh thơm ngon nổi tiếng nhất trên thế giới và được nhiều người yêu thích, bánh mousse nhưng mang đến một khái niệm đầy ấn tượng trên thị trường bánh ngọt. Vậy bạn đã biết bánh mousse là gì và cách làm bánh mousse chocolate như thế nào chưa? Cùng http://jobcakesaigon.blogspot.com khám phá nhé! 

Bánh mousse là gì? 

Mousse theo tiếng Pháp có nghĩa là “bọt”, đây là từ để chỉ đến dòng bánh có nhiều kem, ít bạt bánh, bánh có cấu trúc nhiều tầng nhưng đa phần là bọt khí nên thường rất nhẹ, mịn và xốp. Món bánh này được làm với một lớp bạt bánh gateaux mỏng dưới, ở trên có các lớp mousse được làm bằng cách trộn kem tươi cùng nguyên liệu khác như trái cây hay chocolate.


Bánh Mousse hấp dẫn người thưởng thức bởi hương vị thơm ngon
 (Ảnh: Internet)
Bánh mousse khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được sự mát lạnh, mềm mại, phần kem mousse thường tan nhanh trong miệng với hương vị béo ngậy, ngọt ngào. Món bánh này được bảo quản và thưởng thức lạnh ở nhiệt độ khoảng 0 – 3 độ C. Đây cũng là món tráng miệng hầu như không thể thiếu tại các nhà hàng, khách sạn hay tiệm bánh.

Phân biệt các loại bánh mousse 

Tùy vào cách chế biến mà người ta có thể chế biến được 2 loại bánh mousse với hương vị mặn hoặc ngọt. Tuy nhiên, bánh mousse ngọt được sử dụng thông dụng hơn, bạn có thể tìm được bánh mousse chanh dây, bánh mousse cam, chocolate… vô cùng sễ dàng.

Hướng dẫn cách làm bánh mousse choocolate tại nhà

Bạn hãy thử trổ tài khéo tay với cách làm bánh mousse chocolate tại nhà qua công thức được hướng dẫn dưới đây. Đảm bảo chỉ cần vài công đoạn đơn giản bạn sẽ có ngay món bánh siêu ngon, mát lạnh như tan ngay đầu lưỡi để chiêu đãi cả nhà.


Thử tài làm bánh mousse chocolate để chiêu đãi cả nhà nhé! (Ảnh: Internet)

Nguyên liệu làm bánh mousse chocolate

Làm cốt bánh
-    Bơ: 110 gram
-    Chocolate: 150 gram
-    Cacao bột: 8 gram
-    Muối: 1 chút
-    Trứng: 3 quả (dùng riêng lòng trắng và lòng đỏ trứng)
-    Đường: 100 gram
Làm phần mousse
-    Sữa ấm: 160 ml
-    Vani: 3 gram
-    Bột cà phê: 4 gram
-    Lòng đỏ trứng: 2 cái
-    Đường: 100 gram
-    Bột bắp: 12 gram
-    Bọt gelatin: 5 gram
-    Whipping cream: 240 gram
-    Nước lạnh

Cách làm bánh mousse chocolate thơm ngon, béo ngậy tại nhà

Làm bạt bánh bông lan 

Cho bơ và chocolate vào âu rồi melt tan chảy, khuấy đều để chúng hòa quyện với nhau tạo thành hỗn hợp đồng nhất. Để hỗn hợp nguội bớt rồi cho thêm lòng đỏ trứng, dùng rây rây bột cacao và chút muối vào cùng, khuấy thêm một lần nữa để hỗn hợp đồng nhất.
Lòng trắng trứng cho vào âu, dùng máy đánh cho đến khi bông mịn thì cho thêm đường vào, tiếp tục đánh bông lòng trắng rồi trộn cùng hỗn hợp vừa làm. Trộn đều và nhẹ tay, không để cho bọt khí vỡ ra quá nhiều.


Melt chảy chocolate (Ảnh: Internet)

Bật lò nướng ở nhiệt độ 180 độ C trước khi nướng khoảng 15 phút để nhiệt độ trong lò nóng đều. Quết một lớp bơ mỏng vào khuôn bánh hoặc dùng giấy nến lót khuôn để chống dính. Sau đó đổ phần hỗn hợp bột bánh vào khuôn đã chuẩn bị, để nướng khoảng 25 phút cho bánh chín. Dùng que tắm cắm vào mặt bánh để kiểm tra bánh đã chín hay chưa. Đợi bánh nguội dần rồi lấy ra khỏi lò.

Làm phần mousse bánh 

Trộn đều lòng đỏ trứng cùng với đường, bột bắp và sữa ấm đã chuẩn bị. Cho hỗn hợp lên bếp đun lên cho đến khi sôi, khuấy đều tay để hỗn hợp không bị vón cục. Nhấc nồi hỗn hợp ra khỏi bếp rồi thêm vani và bột cà phê vào. Khuấy đều hỗn hợp thêm một lần nữa rồi để cho nguội dần.


Làm phần mousse bánh (Ảnh: Internet)

Bột gelatin cho vào ngâm cùng nước lạnh khoảng 5 phút cho bột nở. Trộn phần bột này cùng với hỗn hợp trứng cà phê đã hoàn thành. Cho whipping cream vào đánh bông lên, trộn cùng với hỗn hợp gelatin. Quết đều phần mousse này lên cốt bánh đã nguội. Dàn đều mặt mousse cho đẹp mắt.
Bọc khuôn bánh bằng màng bọc thực phẩm rồi để bánh vào tủ lạnh ít nhất 4 tiếng để bánh đông lại. Nếu cần chuẩn bị nhiều bánh bạn có thể làm trước và để trong tủ lạnh khoảng 12 tiếng trước khi dùng để món bánh thơm ngon hơn.

Hoàn thành và thưởng thức 

Khi thưởng thức, rây thêm chút bột cacao lên mặt bánh để chiếc bánh đẹp mắt, thơm ngon hơn. Cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn để chiêu đãi cả nhà.


Bánh mousse chocolate thơm ngon, hấp dẫn (Ảnh: Internet)

Vậy là chúng ta đã hoàn thành xong món bánh thật hấp dẫn tại nhà chỉ cần vài công đoạn thực hiện. Với hướng dẫn cách làm bánh mousse chocolate trên đây, hi vọng bạn sẽ có thêm bí quyết hay để làm bánh. Ngoài hương vị chocolate, bạn có thể thử nghiệm cách làm bánh mousse chanh dây hay trà xanh để món bánh thêm hấp dẫn nhé.

Xem VIDEO chi tiết cách làm Bánh Mousse Chocolate 

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2019

Kinh nghiệm mở tiệm bánh ngọt cực hay cho người yêu bánh

Bạn là người yêu bánh, đam mê với công việc làm bánh và bạn mong muốn mở một tiệm kinh doanh bánh ngọt để  những chiếc bánh do mình làm ra được nhiều người thưởng thức. Để thành công với tiệm bánh ngọt, ngon thôi thì vẫn chưa đủ, muốn kinh doanh thành công tiệm bánh đòi hỏi bạn phải hội tụ đủ nhiều yếu tố khác nữa. Nếu bạn đã có cho mình ý định mở tiệm bánh ngọt, đừng bỏ qua bài viết dưới đây mà http://jobcakesaigon.blogspot.com/ sắp chia sẽ, những kinh nghiệm này sẽ giúp bạn định hướng và chuẩn bị chu đáo cho công việc kinh doanh của mình.

Tập trung vào thiết kế menu cho tiệm bánh

Tiramisu, cupcake, pateso, muffin,... hay bánh kem. Bạn có thể làm được nhiều loại bánh khác nhau nhưng hãy nghiên cứu thật kỹ thị trường, hãy thử xem khách hàng của bạn sẽ nhớ đến loại bánh nào nhiều nhất. Một gợi ý danh cho bạn đó chính là làm những loại bánh thuộc về sở trường của bạn, đừng vội vàng mã hãy xem khách hàng bạn muốn gì rồi điều chỉnh menu cho hợp lý nhé. Nếu bạn có một mặt bằng kinh doanh lý tưởng, có chỗ ngồi dành cho khách hàng thưởng thức bánh thì kinh doanh thêm đồ uống sẽ thu hút khách của bạn hơn đấy.

Lựa chọn loại bánh kinh doanh
  

Lựa chọn vị trí tiệm và mặt bằng tiệm bánh

Địa điểm là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định đến thành công kinh doanh của bạn. Hãy dành nhiều thời gian tìm kiếm và lựa chọn cho mình một mặt bằng thuận lợi cho kinh doanh. Hãy lựa chọn vị trí gần khu đông dân cư, thuận tiện đi lại và có nhiều mặt tiền thì càng tốt. 

Mặt bằng kinh doanh rộng rãi sẽ giúp bạn bố trí được từng khu vực từ nướng bánh, sắp xếp quầy kệ bán hàng đế khu vực ngồi thoải mái cho khách hàng.

Ý tưởng trang trí tiệm bánh

Không đơn thuần là ăn một chiếc bánh, bánh hiện đại đã thực sự khiến nhiều người phải dành thời gian để thưởng thức và trải nghiệm hương vị. Chính vì vậy mà một không gian được trang trí đẹp mắt và thu hút cũng sẽ làm tăng cảm giác trải nghiệm cho khách hàng của bạn, hãy dành nhiều thời gian để lên phương án trang trí tiệm bánh của bạn thật đẹp mắt nhé.

Một vài phong cách trang  trí (Concept) để bạn tham khảo:

- Concept dễ thương:

Trang trí tiệm bánh màu hồng dễ thương

- Concept châu Âu cổ kính:

Tiệm bánh kiểu châu Âu sang trọng

- Concept gần gủi với thiên nhiên:

Tiệm bánh với cây và hoa gần gủi thiên nhiên

Ngày nay, những tiệm bánh ngọt liên tục xuất hiện ngày càng nhiều mà mức độ cạnh tranh cũng ngày càng cao. Chính vì vậy mà tiệm bánh của bạn cần phải tạo được những điểm nhấn đặc biệt và quan trọng là phải thu hút  sự chú ý của khách hàng. Do đó bạn cần nắm bắt được xu hướng và thị hiếu của người tiêu dùng để mang về lợi nhuận cao cho tiệm bánh. Hy vọng với những chia sẽ trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn khi định hướng cho công việc kinh doanh của mình. Chúc các bạn thành công.

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2018

Demi chef là gì? Công việc của demi chef là làm gì?

Demi Chef là vị trí công việc thường thấy trong bộ phận bếp. Vậy bạn có biết Demi Chef là gì? Bản mô tả công việc của Demi Chef? Cùng http://jobcakesaigon.blogspot.com tìm hiểu ngay về vị trí công việc này nhé!

Demi Chef là gì?

Demi Chef là vị trí công việc nói đến tổ phó tổ bếp trong nhà hàng - khách sạn, hoạt động dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của tổ trưởng bếp hoặc đầu bếp chuyên phụ trách một bộ phận. Vị trí này có nhiệm vụ hỗ trợ tổ trưởng bếp điều phối công việc thường ngày trong bếp; phân công, phân ca cho các vị trí cấp dưới; đồng thời chịu trách nhiệm đào tạo nhân viên mới khi có yêu cầu.

>> Tìm hiểu thêm: Bảng mô tả công việc của Pastry Chef khách sạn

demi chef là gì

Demi Chef sẽ thay cho tổ trưởng bếp khi tổ trưởng bếp đi vắng.

Bản mô tả công việc của Demi Chef

Nhiệm vụ chính
Công việc cụ thể
Trực tiếp kiểm tra món ăn trước khi phục vụ khách
  • Đảm bảo các món ăn được chế biến đúng theo công thức, quy trình định sẵn.
  • Đảm bảo món ăn được chế biến đạt yêu cầu về chất lượng và số lượng theo quy định
  • Đảm bảo cách thức trình bày món ăn đúng, đẹp
  • Trực tiếp tham gia chế biến đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ công việc
Chịu trách nhiệm về vệ sinh chung trong khu vực bếp
  • Kiểm tra và phân công công việc đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho toàn bộ khu vực bếp
  • Chịu trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến khâu chế biến và trình bày
  • Đảm bảo mỹ quan trong khu vực bếp
Chịu trách nhiệm về tài sản chung tại vị trí đảm nhận
  • Sử dụng và giám sát, bảo quản cẩn thận các thiết bị, dụng cụ bếp trong quá trình làm việc
  • Đảm bảo các thiết bị, dụng cụ được sử dụng để chế biến phải vệ sinh sạch sẽ theo tiêu chuẩn quy định
  • Kiểm tra, quản lý các thiết bị, dụng cụ bếp đầy đủ
  • Báo cáo với cấp trên nếu bị hư hỏng, mất mát tài sản
Hỗ trợ tổ trưởng bếp trong việc giám sát, điều hành công việc
  • Giám sát và kiểm tra nguyên liệu chuẩn bị cho mỗi ca
  • Phân công công việc và vị trí làm việc cho nhân viên cấp dưới vào đầu mỗi ca
  • Giám sát và đảm bảo chất lượng công việc tại vị trí được phân công
  • Kiểm tra, tổng hợp và báo cáo số lượng hàng cần phục vụ theo yêu cầu cho cấp trên
Các công việc khác
  • Đảm bảo môi trường làm việc an toàn và phòng ngừa các tai nạn trong khu vực bếp
  • Kịp thời theo dõi các vấn đề liên quan đến khu vực bếp
  • Thực hiện triển khai các văn bản, thông báo có liên quan đến nhân viên của tổ trong khu vực bếp
  • Đào tạo nhân viên mới trong bếp theo yêu cầu, phân công nhiệm vụ được giao
  
Demi chef có phải đầu bếp


Trên đây là những thông tin cơ bản về Demi Chef là gì? Bản mô tả công việc của Demi ChefJobcakesaigon tổng hợp được. Đây là một trong những vị trí công việc khởi đầu trong hành trình đi đến vị trí bếp trưởng trong bộ phận bếp. Nếu bạn là ứng viên tìm việc đầu bếp có đam mê và quyết tâm, bạn sẽ đạt được thành công vào một ngày không xa

>> Xem thêm:  Công việc của một nhân viên bếp bánh là gì?

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018

Học làm bánh kem có khó không? Giải đáp thắc mắc cho người mới

Nghề làm bánh đang dần phổ biến và đặc biệt thu hút được sự quan tâm của mọi lứa tuổi. Trước khi bắt đầu học làm bánh kem, nhiều người sẽ có hàng loạt thắc mắc như học làm bánh kem có khó không, mức thu nhập cho thợ làm bánh như thế nào, học làm bánh kem ở đâu,… Bài viết dưới đây jobcakesaigon.blogspot.com sẽ phần nào giải đáp tất cả các thắc mắc của bạn.

Bánh kem có nguồn gốc từ phương Tây và dần được yêu thích tại Việt Nam. Theo thời gian, bánh kem không chỉ dùng trong các dịp sinh nhật mà còn được dùng trong cả tiệc cưới, tiệc kỉ niệm, tiệc chia tay… hay đơn giản chỉ dùng để ăn tráng miệng hàng ngày. Trước sự phổ biến của bánh kem trong đời sống, nhiều người muốn theo học làm bánh kem nhưng vẫn chưa quyết định vì lo ngại học làm bánh kem khó, không đủ sức theo học. Nếu đang rơi vào tình trạng đó, bài viết dưới đây chắc chắn sẽ tháo gỡ các băn khoăn trong lòng bạn.


Học làm bánh kem không khó

Bất kì ngành nghề nào cũng sẽ có những khó khăn và thú vị riêng. Cảm nhận mức độ khó hay dễ đối với mỗi người là khác nhau nên rất khó đưa ra câu trả lời chính xác. Làm bánh kem có thể xếp vào nhóm nghề không kén chọn đối tượng người học, không yêu cầu năng khiếu đặc thù như một số nghề khác như họa sĩ, nhạc sĩ, thiết kế,…

Nếu bạn yêu thích làm bánh, bạn có thể đăng ký học bất cứ lúc nào. Năng khiếu chiếm một phần rất nhỏ trong thành công của những người làm bánh. Kỹ thuật làm bánh kem, bắt bông kem hay cách xử lý nguyên liệu đều là những yếu tố bất kì ai cũng có thể tiếp thu. Theo chia sẻ của một số đầu bếp bánh có kinh nghiệm, học làm bánh kem không khó, cái khó là làm sao vun đắp đủ tình yêu với bột, đường, bơ, sữa để đi đến cùng với nghề.


Học làm bánh kem có tương lai rộng mở

Bếp bánh là một trong những bộ phận không thể thiếu trong các nhà hàng, khách sạn đẳng cấp và luôn cần nguồn nhân lực có tay nghề, nhất là làm bánh kem. Mới ra nghề, bạn có thể nhận mức lương từ 4 – 5 triệu/tháng (vị trí phụ bếp bánh), sau khoảng 1 năm tích lũy kinh nghiệm, mức lương có thể tăng lên từ 6 – 8 triệu/ tháng (vị trí đầu bếp bánh) và mức lương có thể cao hơn nữa ở các vị trí quản lý bếp bánh.

Ngoài ra, các du thuyền, chuỗi thương hiệu bánh nổi tiếng,… đều là những nơi làm việc lý tưởng cho bạn sau khi học làm bánh kem. Đặc biệt, nếu có đầy đủ vốn và kế hoạch kinh doanh, bạn có thể mở một tiệm bánh riêng cho mình.

Nơi dạy làm bánh kem đa dạng

Học làm bánh kem không khó vì khoảng nhiều năm trước đây, nhiều người thường tự học làm bánh kem tại nhà hoặc theo học việc tại các cửa hàng bánh kem. Trong thời gian ngắn, nhiều người đã cách làm một số loại bánh kem thông dụng, tuy nhiên tạo hình và hương vị của bánh vẫn chưa thể gọi là chuẩn.

Hiện nay, nhiều cơ sở đào tạo đã mở các lớp dạy làm bánh kem. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin thông qua mạng Internet và quyết định “chọn mặt gửi vàng”. Cơ sở đào tạo chuyên nghiệp, đẳng cấp sẽ biến các buổi học trở thành một bếp bánh thu nhỏ với đầy đủ dụng cụ thực hành. Nếu chọn đúng nơi dạy nghề chất lượng, bạn sẽ không còn phải băn khoăn vì câu hỏi học làm bánh kem có khó không, bởi mỗi ngày đi học đều sẽ được truyền cảm hứng và được giảng viên hướng dẫn tận tình.

Học làm bánh kem có khó không là câu hỏi cần sự trải nghiệm thực tế thì mới có thể đưa ra được câu trả lời chính xác. Song, thực tế cho thấy nhiều người đã đến với nghề làm bánh bằng cảm giác e dè, tuy nhiên, sau một vài buổi học, ai cũng thấy tự tin và dần dần cảm thấy yêu nghề hơn.

>> Xem thêm:

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2018

Vai trò của bộ phận chế biến món ăn

Bếp là ngành nghề tuy không quá “hot” nhưng chưa bao giờ là lỗi thời. Một người đầu bếp giỏi luôn được tạo điều kiện làm việc trong môi trường tốt nhất. Người đầu bếp có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh ăn uống tại nhà hàng – khách sạn. Vậy bạn có nắm được những nhiệm vụ cơ bản của người đầu bếp? Cùng jobcakesaigon.blogspot.com tìm hiểu điều này!

Với tính chất công việc đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ, niềm đam mê, sự chăm chỉ, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp,…người đầu bếp phải nỗ lực tập trung hoàn thành khá nhiều những nhiệm vụ cơ bản như sau:

  • Kiểm tra nguyên liệu, thực phẩm tồn, nắm số liệu cụ thể, tính toán rồi lên kế hoạch đặt hàng. Đồng thời kiểm tra, chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, vật dụng, thiết bị cần thiết cho quá trình chế biến, đảm bảo vệ sinh cho toàn bộ thiết bị cũng như khu vực bếp được phân công.
  • Kiểm tra hàng hoá trước khi nhập, đối chiếu số lượng thực tế với số liệu kê khai trong đơn nhập hàng. Báo cáo cho cấp trên về chất lượng hàng hóa và tình trạng thừa, thiếu hàng hóa.
  • Thông báo cho các bộ phận liên quan khác tình trạng các món ăn tạm ngừng phục vụ hoặc món ăn đặc biệt trong ngày, đảm bảo thông tin được phổ biến đầy đủ và chính xác nhất.
  • Tư vấn trực tiếp các món ăn cho khách hàng khi có yêu cầu. Tiếp nhận order của khách, phân công công việc cụ thể trong bộ phận đảm nhận. Phối hợp với các bộ phận khác hoàn thành nhiệm vụ được giao trong việc chế biến món ăn kịp thời, chính xác, chất lượng và đẹp mắt theo quy định hoặc theo yêu cầu của khách hàng trong suốt quá trình làm việc.
  • Kiểm tra, giám sát, hướng dẫn nhân viên cấp dưới trong suốt quá trình chuẩn bị và chế biến món ăn. Tham gia trực tiếp chế biến, hỗ trợ nhân viên kịp thời đảm bảo hoàn thành công việc.
  • Chịu trách nhiệm kiểm tra về số lượng, chất lượng, định lượng của món ăn, đảm bảo món ăn đã được chuẩn bị, chế biến và trình bày theo đúng quy trình, tiêu chuẩn theo quy định, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, yêu cầu của khách hàng.
  • Bàn giao cho nhân viên Busboy hoặc nhân viên Chạy bàn món ăn hoàn thiện.
  • Giải quyết kịp thời các sự cố xảy ra trong quá trình chế biến món ăn, sự phàn nàn của quý khách hàng, sai sót của nhân viên trong phạm vi quyền hạn. Báo cho cấp trên những tình huống nghiêm trọng vượt quá tầm kiểm soát.
  • Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu, tiếp nhận ý kiến đóng góp của các nhân viên trong bộ phận, các bộ phận khác, của khách hàng trong việc phục vụ, đáp ứng các order, các yêu cầu khác có liên quan.
  • Chịu trách nhiệm kiểm tra, bảo quản các hệ thống máy móc, trang thiết bị, vật dụng trong khu vực đảm nhận. Kiểm tra vào cuối mỗi ca trước khi giao ca. Đảm bảo mọi thứ vẫn hoạt động bình thường.
  • Thống kê các order trong ca, tổng hợp, báo cáo và bàn giao cho bộ phận thu ngân theo quy định.
  • Đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ, hướng dẫn công việc cho nhân viên mới khi có yêu cầu.
  • Phân công ca, vị trí và nhiệm vụ công việc, kiểm tra công việc của nhân viên cấp dưới trước mỗi ca.
  • Quản lý, giám sát việc sử dụng và bảo quản thực phẩm, đảm bảo sử dụng theo nguyên tắc: “hàng nhập trước, dùng trước”. Sử dụng hợp lí, tiết kiệm điện, nước, ga,…
  • Đóng góp ý kiến xây dựng thực đơn, phát triển bộ phận.
Trên đây là một vài nhiệm vụ cơ bản của người đầu bếp mà bạn cần biết. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn tham khảo và xác định đầy đủ những nhiệm vụ cần làm cho người đầu bếp.

Xem thêm: 

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2018

Công việc của một nhân viên bếp bánh là gì?

Nhiều người vẫn hiểu đơn giản, nhân viên bếp bánh là người trực tiếp tạo ra những chiếc bánh thơm ngon, hấp dẫn. Tuy nhiên, họ còn đảm nhiệm rất nhiều việc khác nữa, hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.
nhân viên bếp bánh
Một người nhân viên bếp bánh thường làm rất nhiều công việc khác nhau (Ảnh: Internet)
Đóng vai trò quan trọng trong căn bếp, nhân viên bánh đảm nhiệm rất nhiều công việc. Bạn phải thành thạo những việc sau:

Chuẩn bị nguyên, vật liệu

Công việc đầu tiên bắt đầu một ngày mới là kiểm tra các nguyên liệu, công cụ dụng cụ và vật liệu dùng trong làm bánh cùng hàng tồn để lên kế hoạch đặt hàng mới. Song song với đó, việc sơ chế, chế biến nguyên vật liệu theo yêu cầu và kiểm tra chất lượng nguyên, vật liệu khi nhập hàng cũng do bạn thực hiện. 

Kiểm tra thực đơn và những thông tin về tiệc

Để chuẩn bị cho các buổi tiệc, bạn cần xác định số lượng, chủng loại bánh để từ đó lên kế hoạch thực hiện. Trong công việc của mình, bạn cũng cần chuẩn bị thực đơn hằng ngày của tiệm và các nguyên, vật liệu cần thiết cho tiệc cũng như thực hiện các món bánh có trong thực đơn.

Đảm bảo chất lượng đầu ra của thành phẩm

Một công việc khác cũng rất quan trọng của nhân viên bếp bánh là phải luôn đảm bảo tính thẩm mỹ, và vệ sinh của các món bánh trước khi đến với khách hàng. Bạn cũng cần chắc chắn rằng những thành phẩm trong căn bếp của mình đạt chất lượng theo yêu cầu từng món.
Họ phải luôn đảm bảo thành phẩm trong căn bếp của mình đạt chuẩn chất lượng (Ảnh: Intrenet)

Chỉ đạo và phối hợp hoạt động làm bánh cho phụ bếp

Nhiệm vụ quan trọng khác của một nhân viên bếp bánh là trợ giúp Tổng bếp trưởng phân chia công việc cho các bộ phận bếp, đề xuất các loại bánh mang tính sáng tạo và định hướng theo khách hàng tiêu thụ. 

Đào tạo và giám sát các phụ bếp và nhân viên mới

Khi có phụ bếp và nhân viên mới tuyển dụng, bạn sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ đào tạo và giám sát người mới. Bên cạnh đó, bạn cũng là người trực tiếp hướng dẫn nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên cũng như đôn đốc mọi người theo công việc đã được phân công.

Dọn dẹp, kiểm kê các nguyên vật liệu

Cuối ngày làm việc, bạn sẽ tiến hành kiểm kê toàn bộ nguyên, vật liệu và chuyển giấy lưu chuyển thực phẩm hàng ngày cho Bếp trưởng. Bên cạnh đó, việc kiểm soát hệ thống vệ sinh của bếp và họp bàn giao, thực thi những công việc khác được giao cũng là việc mà bạn vẫn làm hằng ngày.
Tóm lại, bên cạnh việc chính là làm ra những chiếc bánh thơm ngon, nhân viên bếp bánh còn phải thực hiện hầu hết các công việc có trong căn bếp của mình. Những việc này đòi hỏi bạn phải có một đôi tay khéo léo, một khối óc sáng tạo và còn cần phải có một sức khỏe tốt để có thể đảm nhiệm tất cả mọi thứ. Hiện vay, vị trí này đang có mức lương giao động từ 6 đến 8 triệu đồng và thu hút được sự quan tâm của nhiều bạn trẻ, nếu bạn cũng muốn trở thành một nhân viên bếp bánh chuyên nghiệp, hãy chuẩn bị thật tốt mọi thứ để chinh phục ước mơ của mình nhé!

Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2018

Chia sẻ kiến thức về sous chef là gì?

Là người có vai trò cực kỳ quan trọng trong bất kỳ nhà hàng, khách sạn nào. Bên cạnh khả năng chuyên môn thì họ cũng được xem là những nhà quản lý giỏi, là cánh tay phải đắc lực của Bếp trưởng. Đến đây, bạn đã biết Sous chef là ai? Vai trò của chức danh này trong nhà hàng khách sạn là gì chưa? Hãy cùng Jobcake Sài Gòn tìm hiểu ngay nhé.
Đối với những đơn vị kinh doanh trong ngành Nhà hàng - Khách sạn thì Bếp là bộ phận quan trọng không thể thiếu. Nếu như khu vực tiền sảnh được xem là gương mặt đại diện thì Bếp sẽ được ví von là linh hồn của nhà hàng, khách sạn đó. Để một bộ phận Bếp hoàn thiện, hoạt động hiệu quả, nhất định không thể bỏ qua.

sous chef là gì

Sous chef là gì?

Được hiểu là đầu bếp phó, là người có tiếng nói và quyền hạn đứng thứ hai sau Bếp trưởng. Nếu như Bếp trưởng điều hành có vai trò bao quát toàn bộ khu vực bếp thì Bếp phó là người chịu trách nhiệm chính cho từng mảng công việc cụ thể. Ở các nhà hàng, khách sạn lớn sẽ có nhiều hơn một Bếp phó nhằm hỗ trợ cho Bếp trưởng quản lý công việc và nhân sự trong bếp tốt nhất. Khi Bếp trưởng vắng mặt, Bếp phó sẽ là người có quyền hạn cao nhất trong bếp để giám sát và quản lý, giúp duy trì hoạt động của khu vực này.

Vai trò

vai trò của sous chef là gì

Sau khi biết về khái niệm chức danh này là gì, bạn sẽ tò mò về vai trò cụ thể trong nhà hàng, khách sạn đúng không? Đừng lo, chúng tôi sẽ tiết lộ hết tất cả cho bạn sau đây.
1. Điều hành hoạt động trong khu vực mình quản lý
Lên kế hoạch, sắp xếp lịch làm việc cho nhân sự cấp dưới.
Phân chia từng hạng mục công việc theo yêu cầu chung của Bếp trưởng.
Giám sát nhân viên, đảm bảo các hoạt động trong khu vực Bếp luôn diễn ra suông sẻ, đáp ứng nhu cầu của thực khách.
2. Điều phối nhân sự
Phân công nhiệm vụ cho các Ca trưởng.
Đảm bảo nhân sự trong khu vực trực thuộc quản lý đều làm việc nghiêm túc, đúng quy định, đảm bảo các tiêu chuẩn của nhà hàng, khách sạn.
3. Chế biến món ăn
Tiếp nhận thông tin về các món ăn thuộc phụ trách của mình.
Thực hiện chế biến món ăn theo yêu cầu của khách hàng.
Đảm bảo mỗi món ăn phục vụ khách hàng đều chất lượng - thẩm mỹ - an toàn.
4. Thiết lập menu cho nhà hàng
Phối hợp cùng Bếp trưởng và Quản lý nhà hàng để lên menu.
Nắm bắt xu hướng ẩm thực, thay đổi thực đơn, đáp ứng thị hiếu khách hàng.
Hỗ trợ Bếp trưởng định lượng công thức và tính toán đưa ra giá cả cho mỗi món trong menu.
5. Tuyển dụng và hướng dẫn nhân viên
Cùng với Bếp trưởng tuyển dụng nhân viên mới, đáp ứng đủ số lượng khu vực Bếp đang cần.
Hướng dẫn và đào tạo nhân viên mới nắm bắt công việc, hòa nhập môi trường.
Đảm bảo nhân viên luôn thực hiện nghiêm chỉnh các quy chuẩn của nhà hàng, khách sạn.
6. Quản lý thiết bị, dụng cụ bộ phận Bếp
Cùng với bộ phận khác kiểm tra và bảo quản tất cả các trang thiết bị, dụng cụ trong khu vực Bếp.
Liên hệ với bộ phận kỹ thuật, bảo trì để sửa chữa - bảo dưỡng các trang thiết bị, dụng cụ khi cần.
Phân công nhiệm vụ cho nhân sự cấp dưới bảo quản các trang thiết bị, dụng cụ.
7. Các công việc khác
Thay Bếp trưởng quản lý, điều hành khu vực Bếp khi Bếp trưởng vắng mặt.
Nâng cao kỹ năng chuyên môn và quản lý qua các khóa nghiệp vụ tại nhà hàng, khách sạn.
Lập báo cáo công việc định kỳ.
Thực hiện các phần việc khác theo yêu cầu của Bếp trưởng.
Để hoàn thành tốt vai trò của mình, cần nhiều yếu tố: Chuyên môn nấu nướng giỏi, hiểu biết sâu rộng về ẩm thực, giỏi nắm bắt xu hướng, có tính sáng tạo cao, khả năng quản lý và điều hành công việc lẫn nhân sự tốt, chịu được cường độ áp lực,...

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018

Review về nghề làm bánh Âu cho bạn nào cần

Sự xuất hiện của bánh Âu đã tạo nên “sức nóng” trên thị trường bánh Việt Nam trong suốt những năm vừa qua và dường như chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Tuy nhiên, ở thị trường Việt Nam, nghề làm bánh Âu còn quá non trẻ và chưa được quan tâm nhiều, số lượng các tiệm bánh Âu cũng như thợ làm bánh Âu còn ít nên sức cạnh tranh chưa cao . Nếu biết cách khai thác, đây sẽ là nghề nghiệp“hot” trong những năm sắp tới với mức thu nhập hấp dẫn và cơ hội thăng tiến giá trị. Hãy cùng Jobcake Sài Gòn xem thêm bài review dưới đây nhé.


Xu hướng học làm bánh Âu của các bạn trẻ Việt

Trong những năm gần đây, học làm bánh Âu đã và đang trở thành trào lưu của rất nhiều bạn trẻ Việt đam mê làm bánh. Số lượt tìm kiếm các cụm từ khóa “học làm bánh Âu”, “học làm bánh Âu ở đâu”, “khóa học làm bánh Âu” hay “học làm bánh Âu ở TPHCM” trên trang tìm kiếm google tăng mạnh và có xu hướng tiếp tục tăng trong khoảng thời gian sắp tới. 

Nhu cầu học làm bánh Âu của các bạn trẻ Việt khá đa dạng, tập trung chủ yếu vào mục đích mở tiệm bánh theo mô hình cà phê – bánh Âu hoặc trở thành các Đầu Bếp Bánh Âu trong các nhà hàng, khách sạn cao cấp. Với những nhu cầu thiết thực này cùng “sức nóng” của bánh Âu trên thị trường Việt Nam, rất nhiều trung tâm dạy làm bánh, trường dạy làm bánh Âu tại các thành phố lớn như TPHCM, Đà Nẵng, Tây Nguyên,…đã thiết kế các khóa học làm bánh Âu chuyên nghiệp với giáo trình đào tạo bài bản, nội dung có tính ứng dụng cao, thu hút đa dạng đối tượng học viên quan tâm và đăng kí tham gia.

Học làm bánh Âu làm gì?


Bánh Âu có hương vị nhẹ nhàng cùng cách trang trí tinh tế, do đó rất được lòng thưc khách, không chỉ trong nước mà còn các thực khách quốc tế. Bên cạnh đó, bánh Âu còn đa dạng về các dòng bánh với hương vị hấp dẫn. Chính vì thế, bánh Âu luôn là món bánh tráng miệng thường xuyên xuất hiện trong menu của các nhà hàng, khách sạn 5 sao.

Tuy bánh Âu đang rất “hot” trên thị trường nhưng thợ làm bánh Âu tại Việt Nam còn quá ít, nhu cầu tuyển dụng ngày càng tăng cao, nhất là khi ngành dịch vụ Du lịch, Nhà hàng – Khách sạn tại Việt Nam đang rất phát triển. Vì vậy, nhiều cơ hội nghề nghiệp giá trị được mở ra với thợ làm bánh Âu.

Đơn đặt hàng tuyển dụng Đầu Bếp Bánh Âu không chỉ đến từ các nhà hàng, khách sạn cao cấp mà thợ làm bánh Âu còn được săn đón bởi các thương hiệu cửa hàng bánh ngọt nổi tiếng trên thị trường Việt Nam hiện nay như Tous Les Jous, Girval, Brodard,…với mức thu nhập vô cùng hấp dẫn. Chủ yếu nguồn tuyển dụng được lấy từ các trung tâm dạy làm bánh hoặc các trường dạy làm bánh uy tín.
Với sự phát triển của mô hình tiệm bánh Âu – cà phê, đây cũng là xu hướng khởi nghiệp hiệu quả dành cho tất cả những ai yếu thích làm bánh và muốn kinh doanh những sản phẩm bánh Âu do chính mình làm ra. Chiến lược kinh doanh mới mẻ này đang thu hút một lượng khách hàng đông đảo, chủ yếu là giới trẻ, tạo nên trào lưu thưởng thức ẩm thực tinh tế và thu về lợi nhuận đáng kể.

Hơn thế nữa, học làm bánh Âu còn mở ra nhiều cơ hội nhận được học bổng du học thông qua các cuộc thi làm bánh mang tầm quốc tế, tạo đà phát triển và thăng tiến trong nghề nghiệp cho các Đầu Bếp Bánh Việt tại nước ngoài.

Học làm bánh Âu ở đâu tốt nhất?

Đây là câu hỏi thường gặp của rất nhiều bạn trẻ khi phân vân lựa chọn cho mình những khóa học làm bánh Âu chất lượng giữa một “rừng” các trung tâm dạy làm bánh, trường dạy làm bánh tại các thành phố lớn hiện nay. 

Hướng Nghiệp Á Âu (HNAAu) - một trong những địa điểm học làm bánh Âu được đa số các bạn trẻ đam mê làm bánh ưu tiên lựa chọn. Với giáo trình dạy làm bánh Âu được nghiên cứu và biên soạn bới các chuyên gia làm bánh hàng đầu đến từ các nhà hàng, khách sạn 5 sao giúp người học nắm vững kiến thức và kỹ thuật làm bánh Âu từ cơ bản đến chuyên sâu, thực hành thành thạo các thao tác làm bánh Âu cũng như cách thức trang trí bánh Âu theo xu hướng mới nhất.

Bên cạnh đó, khóa học làm bánh Âu tại HNAAu còn mang đến những giá trị cộng thêm thiết thực thông qua việc bổ sung các kiến thức và kỹ năng quản lý, vận hành Bếp Bánh hiệu quả trong nhà hàng. Qua đó, giúp học viên ứng dụng thành công vào môi trường công việc thực tế tại các nhà hàng khách sạn 5 sao cũng như khởi nghiệp kinh doanh mở tiệm bánh. Hãy liên hệ đăng kí ngay khóa học làm bánh Âu tại tất cả các chi nhánh hiện có của HNAAu tại Đà Nẵng, Tây Nguyên hay TPHCM để tích lũy kiến thức và kỹ năng làm bánh Âu nền tảng, từ đó phát triển bản thân với nghề làm bánh Âu hay sở hữu một thương hiệu bánh Âu nổi tiếng của riêng mình.