Là người có vai trò cực kỳ quan trọng trong bất kỳ nhà hàng, khách sạn nào. Bên cạnh khả năng chuyên môn thì họ cũng được xem là những nhà quản lý giỏi, là cánh tay phải đắc lực của Bếp trưởng. Đến đây, bạn đã biết Sous chef là ai? Vai trò của chức danh này trong nhà hàng khách sạn là gì chưa? Hãy cùng Jobcake Sài Gòn tìm hiểu ngay nhé.
Đối với những đơn vị kinh doanh trong ngành Nhà hàng - Khách sạn thì Bếp là bộ phận quan trọng không thể thiếu. Nếu như khu vực tiền sảnh được xem là gương mặt đại diện thì Bếp sẽ được ví von là linh hồn của nhà hàng, khách sạn đó. Để một bộ phận Bếp hoàn thiện, hoạt động hiệu quả, nhất định không thể bỏ qua.
Sous chef là gì?
Được hiểu là đầu bếp phó, là người có tiếng nói và quyền hạn đứng thứ hai sau Bếp trưởng. Nếu như Bếp trưởng điều hành có vai trò bao quát toàn bộ khu vực bếp thì Bếp phó là người chịu trách nhiệm chính cho từng mảng công việc cụ thể. Ở các nhà hàng, khách sạn lớn sẽ có nhiều hơn một Bếp phó nhằm hỗ trợ cho Bếp trưởng quản lý công việc và nhân sự trong bếp tốt nhất. Khi Bếp trưởng vắng mặt, Bếp phó sẽ là người có quyền hạn cao nhất trong bếp để giám sát và quản lý, giúp duy trì hoạt động của khu vực này.
Vai trò
Sau khi biết về khái niệm chức danh này là gì, bạn sẽ tò mò về vai trò cụ thể trong nhà hàng, khách sạn đúng không? Đừng lo, chúng tôi sẽ tiết lộ hết tất cả cho bạn sau đây.
1. Điều hành hoạt động trong khu vực mình quản lý
Lên kế hoạch, sắp xếp lịch làm việc cho nhân sự cấp dưới.
Phân chia từng hạng mục công việc theo yêu cầu chung của Bếp trưởng.
Giám sát nhân viên, đảm bảo các hoạt động trong khu vực Bếp luôn diễn ra suông sẻ, đáp ứng nhu cầu của thực khách.
2. Điều phối nhân sự
Phân công nhiệm vụ cho các Ca trưởng.
Đảm bảo nhân sự trong khu vực trực thuộc quản lý đều làm việc nghiêm túc, đúng quy định, đảm bảo các tiêu chuẩn của nhà hàng, khách sạn.
3. Chế biến món ăn
Tiếp nhận thông tin về các món ăn thuộc phụ trách của mình.
Thực hiện chế biến món ăn theo yêu cầu của khách hàng.
Đảm bảo mỗi món ăn phục vụ khách hàng đều chất lượng - thẩm mỹ - an toàn.
4. Thiết lập menu cho nhà hàng
Phối hợp cùng Bếp trưởng và Quản lý nhà hàng để lên menu.
Nắm bắt xu hướng ẩm thực, thay đổi thực đơn, đáp ứng thị hiếu khách hàng.
Hỗ trợ Bếp trưởng định lượng công thức và tính toán đưa ra giá cả cho mỗi món trong menu.
5. Tuyển dụng và hướng dẫn nhân viên
Cùng với Bếp trưởng tuyển dụng nhân viên mới, đáp ứng đủ số lượng khu vực Bếp đang cần.
Hướng dẫn và đào tạo nhân viên mới nắm bắt công việc, hòa nhập môi trường.
Đảm bảo nhân viên luôn thực hiện nghiêm chỉnh các quy chuẩn của nhà hàng, khách sạn.
6. Quản lý thiết bị, dụng cụ bộ phận Bếp
Cùng với bộ phận khác kiểm tra và bảo quản tất cả các trang thiết bị, dụng cụ trong khu vực Bếp.
Liên hệ với bộ phận kỹ thuật, bảo trì để sửa chữa - bảo dưỡng các trang thiết bị, dụng cụ khi cần.
Phân công nhiệm vụ cho nhân sự cấp dưới bảo quản các trang thiết bị, dụng cụ.
7. Các công việc khác
Thay Bếp trưởng quản lý, điều hành khu vực Bếp khi Bếp trưởng vắng mặt.
Nâng cao kỹ năng chuyên môn và quản lý qua các khóa nghiệp vụ tại nhà hàng, khách sạn.
Lập báo cáo công việc định kỳ.
Thực hiện các phần việc khác theo yêu cầu của Bếp trưởng.
Để hoàn thành tốt vai trò của mình, cần nhiều yếu tố: Chuyên môn nấu nướng giỏi, hiểu biết sâu rộng về ẩm thực, giỏi nắm bắt xu hướng, có tính sáng tạo cao, khả năng quản lý và điều hành công việc lẫn nhân sự tốt, chịu được cường độ áp lực,...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét